Review 3 thuốc trị cảm cúm cho trẻ em hiệu quả an toàn nhất

Review 3 thuốc trị cảm cúm cho trẻ em hiệu quả an toàn nhất

Sharing is caring!

5/5 - (6 bình chọn)

Cảm sốt ở trẻ em là bệnh thường gặp nhưng thực tế nhiều mẹ vẫn còn lúng túng dẫn đến nhiều sai lầm xảy ra trong quá trình giải cảm lạnh cho bé. Nhiều người cha mẹ thắc mắc không biết khi nào nên dùng thuốc cho trẻ bị cảm và dùng dòng sản phẩm nào là phù hợp, hiệu quả và an toàn cho bé. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các loại thuốc trị cảm cúm cho trẻ em nhanh và hiệu quả nhé.

Những biến chứng nguy hiểm khi bé không được giải cảm kịp thời:

Bị viêm tai:

Khi trẻ bị cảm lạnh, dịch nhầy trong khoang tai giữa và phía sau màng nhĩ bị ứ đọng, làm bé bị ù và đau tai. Nếu mẹ không phát hiện kịp thời và nhanh chóng làm sạch vùng khoang tai của bé, sẽ xuất hiện các cơn đau tai ngày một nhiều hơn khiến bé có nguy cơ bị viêm tai.

Những biến chứng nguy hiểm khi bé không được giải cảm kịp thời:

Bị viêm phế quản:

Viêm phế quản là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất có thể xảy ra ở trẻ nhỏ, đặc biệt vô cùng nguy hiểm với trẻ sơ sinh. Nguyên nhân là do chứng ho có đờm ở trẻ nhỏ, khiến hệ thống đường thở và phổi bị ảnh hưởng, dẫn đến thở khò khè, hay bị khó thở.

*Những dấu hiệu nhận biết khi bé đã bị viêm phế quản:

  • Sốt kéo dài nhiều hơn 5 ngày.
  • Trẻ ho nhiều, đau ngực khi ho.
  • Nhịp thở của trẻ gấp gáp, thở nhanh, tim đập mạnh.

Bị viêm phổi:

Viêm phổi là biến chứng nguy hiểm nhất, nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Nguyên nhân là do dịch nhầy bị tích tụ quá nhiều ở phổi, các vi khuẩn phát triển dẫn đến viêm phổi. Dấu hiệu trẻ bị viêm phổi như sau:

  • Sốt liên tục hơn 5 ngày, sốt trên 38 độ C.
  • Thường xuyên khó thở, thở nhanh, ho nhiều.
  • Trẻ thấy đau vùng ngực nhiều.

Bị viêm xoang:

Trẻ nhỏ vùng niêm mạc còn rất mỏng, khi trẻ bị cảm cúm vi khuẩn sẽ có điều kiện phát triển dẫn đến vùng mũi bị viêm xoang. Những triệu chứng trẻ sắp có dấu hiệu viêm xoang:

  • Trẻ bị chảy mũi nước đặc, xanh nhiều hơn 10 ngày.
  • Bị đau đầu thường xuyên, đau vùng quanh hốc mắt, trán, đau phần má trên. Mặt phù nề, to hơn bình thường, xuất hiện bọng nước ngay quầng mắt.
  • Có nhiều ghèn.
  • Mệt mỏi kéo dài, biếng ăn, sốt, cơ thể lười vận động.
  • Trẻ bị nghẹt mũi, thường dùng miệng để thở, đau ngực, ho có đờm, niêm mạc rất dễ nhiễm trùng, dẫn đến nguy cơ viêm xoang.

Khi nào được sử dụng thuốc kháng sinh để giải cảm lạnh?

Cảm cúm là một bệnh thường gặp ở con người chúng ta do virus cúm gây ra. Bệnh thường kéo dài khoảng 5-7 ngày với các triệu chứng như: đau họng, hắt hơi, nhức đầu, sổ mũi, ho, sốt cao hoặc có thể bị tiêu chảy, nôn mửa…

Khi nào được sử dụng thuốc kháng sinh để giải cảm lạnh?

Mỗi khi bị cảm cúm việc đầu tiên các bạn nghĩ đến sẽ là sử dụng thuốc kháng sinh để nhanh chóng khỏi bệnh. Tuy nhiên, nếu các bạn lạm dụng thuốc kháng sinh quá nhiều sẽ dẫn đến hiện tượng kháng thuốc, bên cạnh đó cũng có một số tác dụng phụ không mong muốn. Khi người bệnh đã bị nhờn thuốc trị cảm cúm thì cần phải sử dụng thuốc kháng sinh liều cao hơn loại trước đó mới kháng lại bệnh được, điều này làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe đặc biệt là đối với trẻ nhỏ.

Nếu cơ thể chỉ bị cúm nhẹ, chỉ cần uống nhiều nước, súc miệng hàng ngày với nước muối kết hợp nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý, thì sau 4-5 ngày cơ thể sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân ho nhiều, khó thở, tức ngực cần đến bệnh viện để khám để được xử trí kịp thời vì người bệnh có thể đã bị bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp. Tình trạng bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp này thường gặp nhiều ở trẻ nhỏ, người già, người mắc các bệnh mãn tính. Những bội nhiễm hay gặp là nhiễm trùng hô hấp như viêm phế quản, viêm họng, viêm phổi, khi đó bệnh sẽ kéo dài và việc điều trị cũng trở nên phức tạp, tốn kém hơn.

Trường hợp chỉ bị cảm cúm thông thường thì không cần thiết phải sử dụng thuốc. Bởi lẽ,  bất cứ loại thuốc nào khi sử dụng đều có tác dụng phụ. Do đó, khi thực sự cần thiết mới nên sử dụng thuốc. 

Lưu ý khi dùng thuốc cảm cho bé:

  • Bạn phải hiểu rằng thuốc cảm cho bé sẽ không làm cho bé khỏe nhanh hơn. Việc sử dụng thuốc trị cảm cho bé giúp cho trẻ cảm thấy thoải mái hơn, không bị khó chịu.
  • Nếu sau khi uống thuốc, trẻ không có dấu hiệu cải thiện triệu chứng cảm lạnh hoặc tình trạng của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn, bạn nên ngưng sử dụng thuốc và đưa trẻ đến bác sĩ khám.
  • Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc cảm dùng cho người lớn có thành phần giống với thuốc cảm cúm cho trẻ em nhưng hàm lượng cao hơn hoặc trong thuốc của người lớn có chứa chất cấm dùng cho trẻ. Vì vậy, khi mua thuốc, bạn cần phải nói rõ là mua cho trẻ dùng để tránh người bán hiểu lầm.
  • Khi chọn thuốc cảm cho bé, bạn cần tìm hiểu rõ công dụng của từng thành phần trong thuốc để trẻ dùng thuốc hiệu quả hơn. Mặt khác, bạn cũng cần cho trẻ dùng thuốc theo đúng liều lượng, thời gian theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • FDA cảnh báo: hầu hết các vấn đề với thuốc cảm lạnh xảy ra khi sử dụng quá liều (dùng thuốc thường xuyên hoặc sử dụng nhiều hơn một loại thuốc ví dụ như thuốc ho và thuốc cảm lạnh có cùng hoạt chất).

Một số loại thuốc trị cảm cúm cho trẻ em hiệu quả an toàn nhất

Các bậc phụ huynh lưu ý một số loại thuốc cảm cho bé chuyên trị cảm lạnh, cảm cúm dưới đây nhé:

Giải cảm nhanh cho bé bằng siro thảo dược Ích Nhi:

– Sản phẩm siro ho cảm Ích Nhi dung tích 90ml thích hợp dùng cho trẻ em bị ho khan, ho có đờm, sổ mũi, hắt hơi, nghẹt mũi do nhiễm lạnh, ho do dị ứng với thời tiết, viêm phế quản, viêm họng.

– Trẻ bị cảm cúm, cảm lạnh thông thường.

– Trẻ em bị ốm khi thay đổi thời tiết do sức đề kháng kém.

– Đặc biệt Siro cảm ho Ích Nhi chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên an toàn có thể dùng được cho phụ nữ đang mang thai và phụ nữ cho con bú.

Giải cảm nhanh cho bé bằng siro thảo dược Ích Nhi:

*Liều dùng:

– Trẻ từ sơ sinh – 1 tuổi: ngày uống 3 lần, mỗi lần 5ml.

– Trẻ em từ 1 – 3 tuổi: ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 10ml.

– Trẻ em trên 3 tuổi: ngày uống 3 lần, mỗi lần 15ml.

– Các mẹ nên dùng siro cảm ho Ích Nhi ngay khi thấy con mình có dấu hiệu nhiễm lạnh, hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, chớm ho, cảm lạnh, cảm cúm, khò khè.

– Siro Ích Nhi có thể dùng trong trường hợp trẻ bị sốt.

– Có thể dùng Siro Ích Nhi kèm với kháng sinh.

– Có thể pha Siro Ích Nhi với một ít nước ấm và cho trẻ uống từng ít một.

Paracetamol (Acetaminophen):

Paracetamol là hoạt chất được sử dụng trong các loại thuốc giảm đau nhanh và hạ sốt ở trẻ em. Paracetamol giúp làm giảm thân nhiệt ở trẻ bị sốt, giảm triệu chứng đau đầu, nhức đầu, cảm lạnh…

Paracetamol (Acetaminophen):

Liều dùng:

  • Sử dụng cho trẻ thường từ 10-15 mg/kg/liều mỗi 4-6 giờ nếu cần. Đối với trẻ trên 1 tháng – 12 tuổi thì sử dụng tối đa 5 liều trong vòng 24 giờ.
  • Trẻ trên 12 tuổi: cho trẻ dùng 325-650mg mỗi 4-6 giờ hoặc sử dụng 1000mg trong 6-8 giờ.

*Lưu ý:

Paracetamol có thể được sử dụng cho trẻ nhỏ, tuy nhiên nên hạn chế do trẻ sơ sinh và trẻ dưới 5 tuổi, có thể gây nhiễm độc paracetamol, làm suy gan và dẫn đến tử vong.

Paracetamol có thể dễ dàng mua tại nhà thuốc. Tuy nhiên, hoạt chất Paracetamol này có thể có trong thành phần của một số thuốc cảm lạnh khác, nếu bố mẹ không kiểm tra kỹ trẻ có thể dùng quá liều.

Decongestant là nhóm thuốc chống sung huyết (giúp thông mũi), chất này giúp giảm triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi, bao gồm các thành phần pseudoephedrine và phenylephrine

Decongestant:

Liều dùng

– Đối với loại dung dịch uống phenylephrine 1,25 mg/0,8 mL: 

Trẻ từ 2-5 tuổi: cho trẻ uống 1,6 mL mỗi lần, cách nhau 4 giờ, không uống quá 6 liều hàng ngày.

Decongestant:

– Đối với phenylephrine 1,25 mg/0,8 mL dung dịch uống hoặc viên nhai:

Trẻ từ 6-11 tuổi: có thể uống mỗi lần 10 mg, cách nhau 4 giờ khi cần thiết.

Trẻ từ 12 tuổi trở lên: mỗi lần uống 10-20 mg, cách nhau 4 giờ khi cần thiết.

*Lưu ý

Liều dùng Decongestant cho trẻ em dưới 6 tuổi vẫn chưa được nghiên cứu và xác định chính xác. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn có ý định dùng thuốc này cho trẻ nhé.

Nếu dùng decongestant ở dạng xịt mũi hoặc nhỏ mũi các bạn chỉ cho trẻ sử dụng từ 3-5 ngày. Không nên sử dụng dài vì có thể bị tác dụng ngược, làm bệnh nặng hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.